Nếu bạn đang đọc bài viết này, có thể bạn đang sử dụng máy đo màu quang phổ để kiểm soát màu sắc. Dù cho lĩnh vực mà bạn đang hoạt động là Dệt may, Nhựa, Sơn và sơn phủ hay các vật liệu khác, công cụ này đóng một vai trò lớn trong việc giữ cho mọi thứ hoạt động trơn tru.
Và kể cả khi các dòng máy đo màu quang phổ của Datacolor được thiết kế để hoạt động trong nhiều năm — ngay cả với những cài đặt khắt khe nhất — thì sau cùng bạn vẫn phải nâng cấp chúng.
Chúng tôi biết đây không phải là một quyết định dễ dàng. Trên thực tế, chúng tôi có bài hướng dẫn thu cũ đổi mới cụ thể. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho quá trình chuyển sang máy mới (hoặc dòng máy mới) diễn ra suôn sẻ nhất có thể. Một khía cạnh quan trọng trong quy trình này là khả năng tương thích ngược trong dữ liệu màu sắc của bạn, đây là chủ đề của bài viết hôm nay.
Độ tương thích ngược là gì?
Khả năng tương thích ngược có nghĩa là phép đo màu trên máy quang phổ mới của bạn sẽ tạo ra kết quả tương tự với máy đo màu quang phổ cũ. Nói cách khác, cả hai phép đo sẽ nằm trong cùng dung sai hệ thống.
Dung sai hệ thống càng nhỏ thì khả năng đồng nhất màu sắc trên các sản phẩm, vật liệu hoặc giữa các văn phòng càng cao. Theo lời khách hàng của Datacolor, Steve Foos – Trợ lý Phó Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển của American Colors, Inc: “Chúng tôi có thể tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh kỹ thuật để phối và phát triển màu sắc mà không phải lo lắng liệu các thiết bị của chúng tôi có mang đến kết quả nhất quán.”
Tại sao khả năng tương thích ngược lại quan trọng?
Chúng tôi biết rằng khách hàng của mình có cơ sở dữ liệu về các tiêu chuẩn màu sắc của riêng mình. Bây giờ, hãy tưởng tượng tình huống dữ liệu màu sắc khác biệt đáng kể giữa thiết bị mới và thiết bị cũ. Để khắc phục, tất cả các mẫu sẽ cần được đo lại trước khi “quay lại hoạt động kinh doanh như bình thường”. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể dẫn đến thảm họa. Hơn nữa, màu sắc của các mẫu vật lý có thể thay đổi theo thời gian, mang đến cho bạn các kết quả khác nhau nếu, giả dụ một mẫu được đo lần đầu tiên cách đây 5 năm.
Khi bạn cần phải đáp ứng áp lực thời gian và kỳ vọng cao của khách hàng, tình huống trên đơn giản không thể là lựa chọn của bạn.
Tất nhiên, bạn cũng không thể tiếp tục vận hành các máy quang phổ không còn mang lại kết quả đo màu chính xác. Nói tóm lại, khi bạn nghiêm túc nâng cấp các công cụ của mình, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện quá trình này nhanh nhất và dễ dàng nhất có thể.
Chúng tôi sẽ làm như thế nào? Datacolor sử dụng cùng phương thức sản xuất quả cầu cho tất cả các dòng máy của mình, từ dòng máy quang phổ cao cấp như Datacolor 1000, đến máy quang phổ tầm trung như Datacolor 700 cũng như các thiết bị cầm tay như Check 3
Khả năng tương thích ngược có hoạt động với nhiều thiết bị cũ hơn không?
Có! Vì máy quang phổ của chúng tôi được thiết kế để sử dụng trong một thời gian dài, bạn có thể không cần nâng cấp thiết bị của mình ngay khi dòng máy tiếp theo được ra mắt. Nhưng điều này có khiến bạn không thể tận dụng khả năng tương thích ngược khi tiến hành nâng cấp không? Không hề. Datacolor đã sử dụng cùng một quy trình sản xuất trong gần 30 năm và đang tiếp tục đi theo hướng đó— suốt chặng đường từ Spectraflash 500 mà các khách hàng lâu năm của chúng tôi sử dụng.
Điều này có nghĩa là tất cả các thiết bị để bàn cao cấp của chúng tôi đều tương thích ngược với nhau, ngay cả khi bạn bỏ qua một dòng máy đo màu quang phổ. Bạn vẫn sẽ trải nghiệm quá trình chuyển đổi dữ liệu màu mượt mà với dung sai hệ thống tuyệt vời.
Khả năng tương thích ngược chỉ là một bước mà đội ngũ của chúng tôi thực hiện để đảm bảo bạn tận dụng tối đa các giải pháp mà Datacolor mang lại trong hiện tại và trong tương lai. Liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để tìm hiểu thêm.
“Sau cùng, mọi tranh luận về màu sắc dựa trên nhận thức chủ quan đã không còn. Hơn nữa, HUGO BOSS đang tiết kiệm được thời gian và chi phí vì không phải gửi các mẫu màu đi khắp nơi,” theo lời cô Anja Sick, Nhân viê kỹ thuật cao cấp của Bộ phận Sản …
Khả năng tương thích ngược của máy đo màu quang phổ là gì?
Nếu bạn đang đọc bài viết này, có thể bạn đang sử dụng máy đo màu quang phổ để kiểm soát màu sắc. Dù cho lĩnh vực mà bạn đang hoạt động là Dệt may, Nhựa, Sơn và sơn phủ hay các vật liệu khác, công cụ này đóng một vai trò lớn trong việc giữ cho mọi thứ hoạt động trơn tru.
Và kể cả khi các dòng máy đo màu quang phổ của Datacolor được thiết kế để hoạt động trong nhiều năm — ngay cả với những cài đặt khắt khe nhất — thì sau cùng bạn vẫn phải nâng cấp chúng.
Chúng tôi biết đây không phải là một quyết định dễ dàng. Trên thực tế, chúng tôi có bài hướng dẫn thu cũ đổi mới cụ thể. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho quá trình chuyển sang máy mới (hoặc dòng máy mới) diễn ra suôn sẻ nhất có thể. Một khía cạnh quan trọng trong quy trình này là khả năng tương thích ngược trong dữ liệu màu sắc của bạn, đây là chủ đề của bài viết hôm nay.
Độ tương thích ngược là gì?
Khả năng tương thích ngược có nghĩa là phép đo màu trên máy quang phổ mới của bạn sẽ tạo ra kết quả tương tự với máy đo màu quang phổ cũ. Nói cách khác, cả hai phép đo sẽ nằm trong cùng dung sai hệ thống.
Dung sai hệ thống càng nhỏ thì khả năng đồng nhất màu sắc trên các sản phẩm, vật liệu hoặc giữa các văn phòng càng cao. Theo lời khách hàng của Datacolor, Steve Foos – Trợ lý Phó Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển của American Colors, Inc: “Chúng tôi có thể tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh kỹ thuật để phối và phát triển màu sắc mà không phải lo lắng liệu các thiết bị của chúng tôi có mang đến kết quả nhất quán.”
Bạn có thể tìm hiểu thêm về dung sai hệ thống tại đây.
Tại sao khả năng tương thích ngược lại quan trọng?
Chúng tôi biết rằng khách hàng của mình có cơ sở dữ liệu về các tiêu chuẩn màu sắc của riêng mình. Bây giờ, hãy tưởng tượng tình huống dữ liệu màu sắc khác biệt đáng kể giữa thiết bị mới và thiết bị cũ. Để khắc phục, tất cả các mẫu sẽ cần được đo lại trước khi “quay lại hoạt động kinh doanh như bình thường”. Trong nhiều trường hợp, điều này có thể dẫn đến thảm họa. Hơn nữa, màu sắc của các mẫu vật lý có thể thay đổi theo thời gian, mang đến cho bạn các kết quả khác nhau nếu, giả dụ một mẫu được đo lần đầu tiên cách đây 5 năm.
Khi bạn cần phải đáp ứng áp lực thời gian và kỳ vọng cao của khách hàng, tình huống trên đơn giản không thể là lựa chọn của bạn.
Tất nhiên, bạn cũng không thể tiếp tục vận hành các máy quang phổ không còn mang lại kết quả đo màu chính xác. Nói tóm lại, khi bạn nghiêm túc nâng cấp các công cụ của mình, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện quá trình này nhanh nhất và dễ dàng nhất có thể.
Chúng tôi sẽ làm như thế nào? Datacolor sử dụng cùng phương thức sản xuất quả cầu cho tất cả các dòng máy của mình, từ dòng máy quang phổ cao cấp như Datacolor 1000, đến máy quang phổ tầm trung như Datacolor 700 cũng như các thiết bị cầm tay như Check 3
Khả năng tương thích ngược có hoạt động với nhiều thiết bị cũ hơn không?
Có! Vì máy quang phổ của chúng tôi được thiết kế để sử dụng trong một thời gian dài, bạn có thể không cần nâng cấp thiết bị của mình ngay khi dòng máy tiếp theo được ra mắt. Nhưng điều này có khiến bạn không thể tận dụng khả năng tương thích ngược khi tiến hành nâng cấp không? Không hề. Datacolor đã sử dụng cùng một quy trình sản xuất trong gần 30 năm và đang tiếp tục đi theo hướng đó— suốt chặng đường từ Spectraflash 500 mà các khách hàng lâu năm của chúng tôi sử dụng.
Điều này có nghĩa là tất cả các thiết bị để bàn cao cấp của chúng tôi đều tương thích ngược với nhau, ngay cả khi bạn bỏ qua một dòng máy đo màu quang phổ. Bạn vẫn sẽ trải nghiệm quá trình chuyển đổi dữ liệu màu mượt mà với dung sai hệ thống tuyệt vời.
Khả năng tương thích ngược chỉ là một bước mà đội ngũ của chúng tôi thực hiện để đảm bảo bạn tận dụng tối đa các giải pháp mà Datacolor mang lại trong hiện tại và trong tương lai. Liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để tìm hiểu thêm.
Related Posts
Câu chuyện khách hàng: Các giải pháp của Datacolor giúp HUGO BOSS tiết kiệm thời gian và chi phí
“Sau cùng, mọi tranh luận về màu sắc dựa trên nhận thức chủ quan đã không còn. Hơn nữa, HUGO BOSS đang tiết kiệm được thời gian và chi phí vì không phải gửi các mẫu màu đi khắp nơi,” theo lời cô Anja Sick, Nhân viê kỹ thuật cao cấp của Bộ phận Sản …
Lý giải khoa học về cảm thụ màu sắc – và lý do chúng ta cần máy đo màu quang phổ
Bạn đã bao giờ bất đồng với bạn bè, người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp về màu sắc của một đồ vật hay chưa? Nếu đã từng…