Tại sao giao tiếp màu sắc theo hướng số hóa lại quan trọng?
Mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với các thách thức trong việc đưa sản phẩm phù hợp đến tay khách hàng một cách nhanh chóng. Điều này đặc biệt đúng trong các ngành công nghiệp Sơn và sơn phủ, Nhựa và Dệt may – những nhóm ngành mà Datacolor vốn rất quen thuộc. Những sở thích về màu sắc có thể thay đổi nhanh chóng, nghĩa là các công ty phải bắt kịp xu hướng mà không làm mất đi độ chính xác của màu sắc. Trong trường hợp này, giao tiếp màu sắc kỹ thuật số có thể hiện đại hoá chu kỳ phát triển màu sắc và đẩy nhanh tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường.
Tuy nhiên, quá trình giao tiếp màu sắc kỹ thuật số sẽ chỉ tương tự như việc trao đổi dữ liệu màu sắc đơn thuần cho đến khi quy trình số hóa được hoàn thiện. Và chìa khóa để giao tiếp màu sắc hiệu quả là kiểm soát các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của dữ liệu màu sắc.
Tầm quan trọng của dữ liệu màu sắc chuẩn xác
Trong một thế giới của hàng triệu màu sắc khác nhau, quá trình đo màu vốn dĩ rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Khi sự biến đổi đó không được kiểm soát, ngay cả dữ liệu màu sắc kỹ thuật số cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến các loại chi phí gia tăng cũng như làm tê liệt toàn bộ quy trình phát triển màu sắc. Để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu màu sắc kỹ thuật số, bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nào trong quá trình đo màu đều phải được xác định và kiểm soát. Dưới đây là trình tự các bước của một quy trình giao tiếp màu sắc kỹ thuật số thành công.
Xác định mẫu chuẩn cho màu cần phối
Bước đầu tiên của mọi quy trình giao tiếp màu sắc thành công là cần một mẫu chuẩn để xác định màu sắc phù hợp. Nguồn cảm hứng ban đầu có thể là một mẫu vải, một lớp sơn hoặc một màu sắc được phát triển trên màn hình máy tính. Bất kể màu sắc đó bắt nguồn từ đâu, mục tiêu sau cùng là phải truyền đạt chính xác thông tin màu sắc đó đến toàn bộ chuỗi cung ứng để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Việc tạo ra một mẫu tiêu chuẩn chính xác tạo tiền đề cho việc lựa chọn màu phù hợp trong quá trình sản xuất.
Truyền tải thông tin mẫu chuẩn theo hướng kỹ thuật số
Sau khi một mẫu chuẩn đã được tạo ra, thông tin có thể được truyền tải bằng phương thức kỹ thuật số, giúp các phòng ban có thể giao tiếp một cách chính xác và nhất quán. Mẫu chuẩn kỹ thuật số là một tập hợp các thông số hoặc giá trị phản xạ, mỗi giá trị tương ứng với lượng ánh sáng phản xạ ra khỏi mẫu ở các bước sóng khác nhau. Cách một màu tương tác với ánh sáng cung cấp cho chúng ta những thông số về màu sắc đó và các thông số này có thể được truyền đạt trong toàn bộ chuỗi cung ứng cũng như có thể được lặp lại khi áp dụng cho sản phẩm cuối cùng.
Nắm bắt cách đo màu chính xác
Để đạt được độ phản xạ chuẩn đòi hỏi một kỹ thuật đo màu chính xác và có thể lặp lại. Máy quang phổ Datacolor 1000 là một công cụ hiện đại cung cấp dữ liệu đo màu đáng tin cậy với độ lặp cao.
Để đạt được hiệu suất tối đa, bạn phải xem xét các đặc tính của mẫu đo. Ví dụ, trong các loại vải dệt, việc đảm bảo mẫu được gấp lại nhiều lần là rất quan trọng vì nếu để ánh sáng chiếu xuyên qua mẫu, chúng sẽ phản xạ ra các bề mặt khác và tạo ra dữ liệu phản xạ sai lệch.
Việc sử dụng khẩu độ đo lớn nhất sẽ giảm thiểu những thay đổi trên mẫu, cho phép người dùng xác định các giá trị màu sắc của mẫu – và sau đó là đo lại để xác định độ chính xác.
Sau đó, giá trị đo sẽ ngay lập tức được gửi đến hộp thư của các phòng ban để đưa vào sản xuất.
Điểm chính trong khái niệm “dung sai hệ thống” của máy đo màu quang phổ là khả năng thu thập dữ liệu chính xác và truyền đạt nó đến các địa điểm khác nhau trong cả chuỗi cung ứng. Khi các phòng ban liên quan của một công ty gặp trở ngại vì vị trí địa lý, dữ liệu đo lường phải đáng tin cậy và có thể lặp lại, không chỉ trên thiết bị gốc mà còn trên các thiết bị khác.
Mẫu chuẩn
Khi mẫu chuẩn đã được đo và chuyển thành dữ liệu kỹ thuật số, các nhà cung cấp sẽ sử dụng công thức của phần mềm để tạo ra màu sắc mong muốn dựa trên các dữ liệu đó. Datacolor Match Textile, được sản xuất chuyên biệt cho ngành dệt may và Datacolor Match Pigment được thiết kế cho một số ngành công nghiệp, bao gồm Sơn, Bột màu, Nhựa, Da thuộc, Mực in và Mỹ phẩm. Đây là phần mềm cao cấp với các giải pháp phối và kiểm soát sắc với độ chính xác cao.
Hiểu được tính chất của hiện tượng Metamerism
Đứng đầu trong danh sách những thách thức đó là hiện tượng Metamerism, một hiện tượng xảy ra khi hai màu sắc hoàn toàn trùng khớp trong một điều kiện ánh sáng, nhưng không còn trùng khớp dưới các nguồn ánh sáng khác nhau. Phần mềm so sánh mẫu của Datacolor đảm bảo độ trùng khớp màu sắc dựa trên các ánh sáng được chọn trong quá trình xây dựng dữ liệu. Điều này có nghĩa là các yếu tố khác nhau của sản phẩm — từ vải dệt đến nội thất xe hơi — sẽ có màu sắc trùng khớp khi sản phẩm cuối cùng được tạo thành, bất kể điều kiện ánh sáng nào.
Cách chia sẻ dữ liệu màu sắc trong chuỗi cung ứng
Chìa khóa để đạt được màu sắc mong muốn là khả năng chia sẻ dữ liệu kỹ thuật số một cách liền mạch và đáng tin cậy với tất cả phòng ban trong quy trình phát triển màu sắc. Các dòng máy đo màu và phần mềm phối màu của Datacolor cung cấp cho khách hàng các công cụ, giúp tránh những sai lầm tốn kém và đẩy nhanh chu kỳ sản xuất.
“Chúng tôi có thể tập trung vào các khía cạnh mang nhiều tính kỹ thuật hơn trong việc kết hợp và phát triển màu sắc mà không phải lo lắng liệu các thiết bị của mình có mang đến thông số ổn định hay không. Datacolor có một nền tảng được công nhận trên toàn …
Ảnh hưởng của Covid-19 đã tác động đến hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp toàn thế giới, và ngành Nhựa không phải là ngoại lệ. Đại dịch đã thúc đẩy các chuỗi cung ứng thích nghi với những hạn chế trong khi làm việc từ xa, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải …
Cách để bắt đầu giao tiếp màu sắc theo hướng số hóa
Tại sao giao tiếp màu sắc theo hướng số hóa lại quan trọng?
Mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt với các thách thức trong việc đưa sản phẩm phù hợp đến tay khách hàng một cách nhanh chóng. Điều này đặc biệt đúng trong các ngành công nghiệp Sơn và sơn phủ, Nhựa và Dệt may – những nhóm ngành mà Datacolor vốn rất quen thuộc. Những sở thích về màu sắc có thể thay đổi nhanh chóng, nghĩa là các công ty phải bắt kịp xu hướng mà không làm mất đi độ chính xác của màu sắc. Trong trường hợp này, giao tiếp màu sắc kỹ thuật số có thể hiện đại hoá chu kỳ phát triển màu sắc và đẩy nhanh tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường.
Tuy nhiên, quá trình giao tiếp màu sắc kỹ thuật số sẽ chỉ tương tự như việc trao đổi dữ liệu màu sắc đơn thuần cho đến khi quy trình số hóa được hoàn thiện. Và chìa khóa để giao tiếp màu sắc hiệu quả là kiểm soát các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của dữ liệu màu sắc.
Tầm quan trọng của dữ liệu màu sắc chuẩn xác
Trong một thế giới của hàng triệu màu sắc khác nhau, quá trình đo màu vốn dĩ rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Khi sự biến đổi đó không được kiểm soát, ngay cả dữ liệu màu sắc kỹ thuật số cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến các loại chi phí gia tăng cũng như làm tê liệt toàn bộ quy trình phát triển màu sắc. Để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu màu sắc kỹ thuật số, bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nào trong quá trình đo màu đều phải được xác định và kiểm soát. Dưới đây là trình tự các bước của một quy trình giao tiếp màu sắc kỹ thuật số thành công.
Bước đầu tiên của mọi quy trình giao tiếp màu sắc thành công là cần một mẫu chuẩn để xác định màu sắc phù hợp. Nguồn cảm hứng ban đầu có thể là một mẫu vải, một lớp sơn hoặc một màu sắc được phát triển trên màn hình máy tính. Bất kể màu sắc đó bắt nguồn từ đâu, mục tiêu sau cùng là phải truyền đạt chính xác thông tin màu sắc đó đến toàn bộ chuỗi cung ứng để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Việc tạo ra một mẫu tiêu chuẩn chính xác tạo tiền đề cho việc lựa chọn màu phù hợp trong quá trình sản xuất.
Sau khi một mẫu chuẩn đã được tạo ra, thông tin có thể được truyền tải bằng phương thức kỹ thuật số, giúp các phòng ban có thể giao tiếp một cách chính xác và nhất quán. Mẫu chuẩn kỹ thuật số là một tập hợp các thông số hoặc giá trị phản xạ, mỗi giá trị tương ứng với lượng ánh sáng phản xạ ra khỏi mẫu ở các bước sóng khác nhau. Cách một màu tương tác với ánh sáng cung cấp cho chúng ta những thông số về màu sắc đó và các thông số này có thể được truyền đạt trong toàn bộ chuỗi cung ứng cũng như có thể được lặp lại khi áp dụng cho sản phẩm cuối cùng.
Để đạt được độ phản xạ chuẩn đòi hỏi một kỹ thuật đo màu chính xác và có thể lặp lại. Máy quang phổ Datacolor 1000 là một công cụ hiện đại cung cấp dữ liệu đo màu đáng tin cậy với độ lặp cao.
Để đạt được hiệu suất tối đa, bạn phải xem xét các đặc tính của mẫu đo. Ví dụ, trong các loại vải dệt, việc đảm bảo mẫu được gấp lại nhiều lần là rất quan trọng vì nếu để ánh sáng chiếu xuyên qua mẫu, chúng sẽ phản xạ ra các bề mặt khác và tạo ra dữ liệu phản xạ sai lệch.
Việc sử dụng khẩu độ đo lớn nhất sẽ giảm thiểu những thay đổi trên mẫu, cho phép người dùng xác định các giá trị màu sắc của mẫu – và sau đó là đo lại để xác định độ chính xác.
Sau đó, giá trị đo sẽ ngay lập tức được gửi đến hộp thư của các phòng ban để đưa vào sản xuất.
Điểm chính trong khái niệm “dung sai hệ thống” của máy đo màu quang phổ là khả năng thu thập dữ liệu chính xác và truyền đạt nó đến các địa điểm khác nhau trong cả chuỗi cung ứng. Khi các phòng ban liên quan của một công ty gặp trở ngại vì vị trí địa lý, dữ liệu đo lường phải đáng tin cậy và có thể lặp lại, không chỉ trên thiết bị gốc mà còn trên các thiết bị khác.
Khi mẫu chuẩn đã được đo và chuyển thành dữ liệu kỹ thuật số, các nhà cung cấp sẽ sử dụng công thức của phần mềm để tạo ra màu sắc mong muốn dựa trên các dữ liệu đó. Datacolor Match Textile, được sản xuất chuyên biệt cho ngành dệt may và Datacolor Match Pigment được thiết kế cho một số ngành công nghiệp, bao gồm Sơn, Bột màu, Nhựa, Da thuộc, Mực in và Mỹ phẩm. Đây là phần mềm cao cấp với các giải pháp phối và kiểm soát sắc với độ chính xác cao.
Hiểu được tính chất của hiện tượng Metamerism
Đứng đầu trong danh sách những thách thức đó là hiện tượng Metamerism, một hiện tượng xảy ra khi hai màu sắc hoàn toàn trùng khớp trong một điều kiện ánh sáng, nhưng không còn trùng khớp dưới các nguồn ánh sáng khác nhau. Phần mềm so sánh mẫu của Datacolor đảm bảo độ trùng khớp màu sắc dựa trên các ánh sáng được chọn trong quá trình xây dựng dữ liệu. Điều này có nghĩa là các yếu tố khác nhau của sản phẩm — từ vải dệt đến nội thất xe hơi — sẽ có màu sắc trùng khớp khi sản phẩm cuối cùng được tạo thành, bất kể điều kiện ánh sáng nào.
Cách chia sẻ dữ liệu màu sắc trong chuỗi cung ứng
Chìa khóa để đạt được màu sắc mong muốn là khả năng chia sẻ dữ liệu kỹ thuật số một cách liền mạch và đáng tin cậy với tất cả phòng ban trong quy trình phát triển màu sắc. Các dòng máy đo màu và phần mềm phối màu của Datacolor cung cấp cho khách hàng các công cụ, giúp tránh những sai lầm tốn kém và đẩy nhanh chu kỳ sản xuất.
Related Posts
Câu chuyện khách hàng: American Colors và quan hệ đối tác với Datacolor trong hơn 20 năm
“Chúng tôi có thể tập trung vào các khía cạnh mang nhiều tính kỹ thuật hơn trong việc kết hợp và phát triển màu sắc mà không phải lo lắng liệu các thiết bị của mình có mang đến thông số ổn định hay không. Datacolor có một nền tảng được công nhận trên toàn …
Công nghệ màu sắc có thể giúp ngành công nghiệp nhựa thích nghi với môi trường “bình thường mới” không?
Ảnh hưởng của Covid-19 đã tác động đến hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp toàn thế giới, và ngành Nhựa không phải là ngoại lệ. Đại dịch đã thúc đẩy các chuỗi cung ứng thích nghi với những hạn chế trong khi làm việc từ xa, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải …