“Kỹ thuật đo” mô tả quá trình đo mẫu trên máy đo màu quang phổ để đảm bảo kết quả chính xác và có thể lặp lại. Lý tưởng nhất là một giải pháp có thể đo mẫu, lấy mẫu khỏi máy và sau đó đo lại với kết quả có độ lặp nhỏ hơn 0,15 đơn vị DE (CMC). Một thông số lớn hơn sẽ dẫn đến các quyết định không đáng tin cậy về chất lượng mẫu.
Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ lặp của phép đo mẫu:
Kích thước mẫu
Đối với hầu hết các phép đo, mẫu cần được gấp thành nhiều lớp. Điều này có nghĩa là mẫu phải đủ lớn để khi gấp lại vẫn bao phủ được tấm khẩu độ của máy quang phổ. Các mẫu có kích thước nhỏ hơn 3”x 3” (7,5cm x 7,5cm) có thể khó gấp và đo lại nhiều lần.
Độ dày mẫu
Với một mẫu không có đủ độ mờ, ánh sáng sẽ đi qua trong quá trình đo và phản xạ khỏi mẫu hoặc giá đỡ mẫu, tạo ra kết quả sai lệch. Đối với hầu hết các loại vải dệt kim và dệt thoi, bạn phải gấp từ hai đến bốn lớp để đảm bảo độ mờ của mẫu.
Đối với mẫu có trọng lượng nhẹ và xuyên thấu, việc gấp mẫu bốn lớp có thể vẫn không đảm bảo kết quả chính xác. Tuy nhiên, gấp mẫu thành nhiều lớp hơn có thể khiến mẫu mắc vào máy. Thay vào đó, bạn có thể gấp mẫu thành vài lớp và đặt lên tấm sứ trắng hiệu chuẩn của thiết bị. Các mẫu được đo với cùng một tấm sứ trắng vẫn có thể cho ra các kết quả đáng tin cậy và có thể so sánh.
Vị trí đặt mẫu
Các phép đo có thể khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc vải hoặc độ phủ của màu. Để giải quyết vấn đề này, hãy lấy mẫu ra khỏi thiết bị và gấp lại mẫu hoặc thay đổi vị trí đặt mẫu trước khi đo lần nữa. Chỉ cần xoay mẫu giữa các lần đo mà không đặt lại vị trí sẽ không tạo ra kết quả lặp lại.
Điều quan trọng khi đo mẫu là không để mẫu vị dính bụi bẩn, dấu vân tay, nếp gấp, vết thuốc nhuộm hoặc các chất khác.
Số lần đo
Dưới đây là kỹ thuật xác định số lượng phép đo cần thiết để đảm bảo kết quả chính xác:
Đo một mẫu với tám lần trong một phiên — xoay và đặt lại vị trí — và tính giá trị trung bình.
Đo lại mẫu bảy lần với cùng một kỹ thuật.
Tiếp tục đo lại mẫu thêm vài phiên, mỗi phiên hai lần.
Xem lại sự khác biệt trong kết quả giữa mỗi phiên với phiên ban đầu và xác định phiên đo cho kết quả DE (CMC) vượt quá 0,15. Điều này cho biết số phiên đo cần thiết để lấy kết quả chính xác.
Cuối cùng, đo mẫu thêm ít nhất bốn phiên nữa với số lần đo đã xác định và đảm bảo rằng trong mỗi phiên, độ lệch DE không vượt quá 0,15.
Mặc dù có thể tốn thời gian nhưng quy trình này sẽ đảm bảo dữ liệu chính xác và giúp chất lượng màu sắc nhất quán hơn.
Các loại mẫu
Có thể cần phát triển các kỹ thuật đo lường khác nhau tùy theo loại mẫu như vải, xơ hoặc sợi.
Vải sợi
Các mẫu vải dệt thoi và dệt kim là những mẫu dễ đạt độ lặp nhất vì cấu trúc đồng nhất của sợi. Như đã chỉ ra trước đây, độ dày có thể là một vấn đề với các loại vải xuyên thấu và có thể cần phải đo bằng tấm sứ trắng hiệu chuẩn.
Tương tự như vậy, những loại vải dày hoặc cào lông cũng cần phương pháp đo đặc biệt. Chúng phải được đặt sau một tấm kính và thiết lập máy đo màu quang phổ để đảm bảo bề mặt mẫu đo phẳng và đồng nhất. Các thanh giữ mẫu đặc biệt cũng có thể được sử dụng để ngăn sợi vải rơi vào quả cầu hiệu chuẩn.
Vải dệt có mật độ sợi thấp
Đối với vải dệt có mật độ sợi thấp, việc đạt được độ lặp cũng không hề đơn giản. Các sợi mật độ thấp có thể dẫn đến sai số đo, vì vậy bạn phải thực hiện phép đo với tấm kính hoặc sử dụng dụng cụ nén mẫu.
Để cải thiện độ lặp của các phép đo với mẫu được nén, hãy đặt một lượng sợi chính xác vào dụng cụ nén và áp dụng áp lực nén không đổi. Điều này sẽ loại bỏ thông số lỗi do khoảng cách giữa các sợi gây ra.
Sợi
Sợi có thể được đo chính xác bằng cách quấn quanh card. Để tránh sai số, độ căng của sợi phải được kiểm soát đối với các mẫu đo.
Máy được thiết kế với lò xo đặc biệt cũng có thể được sử dụng để kẹp chặt thẻ quấn sợi. Tốt nhất, các sợi riêng lẻ trong một card sợi phải được căn chỉnh để ngăn chặn bóng đổ. Card sợi cũng phải đủ dày để ngăn ánh sáng đi qua các sợi và phản xạ lại.
Bảng thông số
Các bảng thông số sau đây chỉ ra sự thay đổi trong kết quả đo đối với nhiều loại vải khác nhau. Bảng 1 trình bày các giá trị cho vải dệt kim/dệt thoi sử dụng hai khẩu độ đo trong khi bảng 2 cung cấp kết quả cho các loại vải dày/vải cào lông được đo có và không có tấm thủy tinh.
Mặc dù các bảng thông số trên có thể cung cấp những thông số hữu ích, thế nhưng mỗi công ty nên đánh giá và setup lại quy trình phù hợp với đặc thù của riêng mình. Họ phải kiểm tra đầy đủ và xác nhận độ lặp của các quy trình của họ để đảm bảo rằng kỹ thuật đo lường không gây ra sai sót trong việc kiểm soát chất lượng màu sắc.
Nếu bạn đang đọc bài viết này, có thể bạn đang sử dụng máy đo màu quang phổ để kiểm soát màu sắc. Dù cho lĩnh vực mà bạn đang hoạt động là Dệt may, Nhựa, Sơn và sơn phủ hay các vật liệu khác, công cụ này đóng một vai trò lớn trong việc …
Trong thế giới thời trang đang chuyển mình từng ngày, chuỗi cung ứng dệt may đang phải đối mặt với một thách thức lớn: làm sao để tăng tốc mà vẫn đảm bảo chất lượng? Từ những ý tưởng sáng tạo ban đầu cho đến khi sản phẩm cuối cùng xuất hiện trên kệ hàng, …
Cách cải thiện quy trình đo màu vải
Kỹ thuật đo
“Kỹ thuật đo” mô tả quá trình đo mẫu trên máy đo màu quang phổ để đảm bảo kết quả chính xác và có thể lặp lại. Lý tưởng nhất là một giải pháp có thể đo mẫu, lấy mẫu khỏi máy và sau đó đo lại với kết quả có độ lặp nhỏ hơn 0,15 đơn vị DE (CMC). Một thông số lớn hơn sẽ dẫn đến các quyết định không đáng tin cậy về chất lượng mẫu.
Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ lặp của phép đo mẫu:
Kích thước mẫu
Đối với hầu hết các phép đo, mẫu cần được gấp thành nhiều lớp. Điều này có nghĩa là mẫu phải đủ lớn để khi gấp lại vẫn bao phủ được tấm khẩu độ của máy quang phổ. Các mẫu có kích thước nhỏ hơn 3”x 3” (7,5cm x 7,5cm) có thể khó gấp và đo lại nhiều lần.
Độ dày mẫu
Với một mẫu không có đủ độ mờ, ánh sáng sẽ đi qua trong quá trình đo và phản xạ khỏi mẫu hoặc giá đỡ mẫu, tạo ra kết quả sai lệch. Đối với hầu hết các loại vải dệt kim và dệt thoi, bạn phải gấp từ hai đến bốn lớp để đảm bảo độ mờ của mẫu.
Đối với mẫu có trọng lượng nhẹ và xuyên thấu, việc gấp mẫu bốn lớp có thể vẫn không đảm bảo kết quả chính xác. Tuy nhiên, gấp mẫu thành nhiều lớp hơn có thể khiến mẫu mắc vào máy. Thay vào đó, bạn có thể gấp mẫu thành vài lớp và đặt lên tấm sứ trắng hiệu chuẩn của thiết bị. Các mẫu được đo với cùng một tấm sứ trắng vẫn có thể cho ra các kết quả đáng tin cậy và có thể so sánh.
Vị trí đặt mẫu
Các phép đo có thể khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc vải hoặc độ phủ của màu. Để giải quyết vấn đề này, hãy lấy mẫu ra khỏi thiết bị và gấp lại mẫu hoặc thay đổi vị trí đặt mẫu trước khi đo lần nữa. Chỉ cần xoay mẫu giữa các lần đo mà không đặt lại vị trí sẽ không tạo ra kết quả lặp lại.
Điều quan trọng khi đo mẫu là không để mẫu vị dính bụi bẩn, dấu vân tay, nếp gấp, vết thuốc nhuộm hoặc các chất khác.
Số lần đo
Dưới đây là kỹ thuật xác định số lượng phép đo cần thiết để đảm bảo kết quả chính xác:
Mặc dù có thể tốn thời gian nhưng quy trình này sẽ đảm bảo dữ liệu chính xác và giúp chất lượng màu sắc nhất quán hơn.
Các loại mẫu
Có thể cần phát triển các kỹ thuật đo lường khác nhau tùy theo loại mẫu như vải, xơ hoặc sợi.
Vải sợi
Các mẫu vải dệt thoi và dệt kim là những mẫu dễ đạt độ lặp nhất vì cấu trúc đồng nhất của sợi. Như đã chỉ ra trước đây, độ dày có thể là một vấn đề với các loại vải xuyên thấu và có thể cần phải đo bằng tấm sứ trắng hiệu chuẩn.
Tương tự như vậy, những loại vải dày hoặc cào lông cũng cần phương pháp đo đặc biệt. Chúng phải được đặt sau một tấm kính và thiết lập máy đo màu quang phổ để đảm bảo bề mặt mẫu đo phẳng và đồng nhất. Các thanh giữ mẫu đặc biệt cũng có thể được sử dụng để ngăn sợi vải rơi vào quả cầu hiệu chuẩn.
Vải dệt có mật độ sợi thấp
Đối với vải dệt có mật độ sợi thấp, việc đạt được độ lặp cũng không hề đơn giản. Các sợi mật độ thấp có thể dẫn đến sai số đo, vì vậy bạn phải thực hiện phép đo với tấm kính hoặc sử dụng dụng cụ nén mẫu.
Để cải thiện độ lặp của các phép đo với mẫu được nén, hãy đặt một lượng sợi chính xác vào dụng cụ nén và áp dụng áp lực nén không đổi. Điều này sẽ loại bỏ thông số lỗi do khoảng cách giữa các sợi gây ra.
Sợi
Sợi có thể được đo chính xác bằng cách quấn quanh card. Để tránh sai số, độ căng của sợi phải được kiểm soát đối với các mẫu đo.
Máy được thiết kế với lò xo đặc biệt cũng có thể được sử dụng để kẹp chặt thẻ quấn sợi. Tốt nhất, các sợi riêng lẻ trong một card sợi phải được căn chỉnh để ngăn chặn bóng đổ. Card sợi cũng phải đủ dày để ngăn ánh sáng đi qua các sợi và phản xạ lại.
Bảng thông số
Các bảng thông số sau đây chỉ ra sự thay đổi trong kết quả đo đối với nhiều loại vải khác nhau. Bảng 1 trình bày các giá trị cho vải dệt kim/dệt thoi sử dụng hai khẩu độ đo trong khi bảng 2 cung cấp kết quả cho các loại vải dày/vải cào lông được đo có và không có tấm thủy tinh.
Mặc dù các bảng thông số trên có thể cung cấp những thông số hữu ích, thế nhưng mỗi công ty nên đánh giá và setup lại quy trình phù hợp với đặc thù của riêng mình. Họ phải kiểm tra đầy đủ và xác nhận độ lặp của các quy trình của họ để đảm bảo rằng kỹ thuật đo lường không gây ra sai sót trong việc kiểm soát chất lượng màu sắc.
Related Posts
Khả năng tương thích ngược của máy đo màu quang phổ là gì?
Nếu bạn đang đọc bài viết này, có thể bạn đang sử dụng máy đo màu quang phổ để kiểm soát màu sắc. Dù cho lĩnh vực mà bạn đang hoạt động là Dệt may, Nhựa, Sơn và sơn phủ hay các vật liệu khác, công cụ này đóng một vai trò lớn trong việc …
Bí quyết tạo nên chuỗi cung ứng dệt may minh bạch
Trong thế giới thời trang đang chuyển mình từng ngày, chuỗi cung ứng dệt may đang phải đối mặt với một thách thức lớn: làm sao để tăng tốc mà vẫn đảm bảo chất lượng? Từ những ý tưởng sáng tạo ban đầu cho đến khi sản phẩm cuối cùng xuất hiện trên kệ hàng, …